Đà Lạt - thành phố của ngàn hoa, từ lâu đã là chốn nghỉ dưỡng quen thuộc với những du khách đã chán khí hậu ấm áp của vùng nhiệt đới, muốn đổi gió với cái không khí se se lạnh và rất đỗi trữ tình của Đà Lạt. Thông thường, một chuyến du lịch đến Đà Lạt thường kèo dài từ ba đến năm ngày, để giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian, vừa có thể thưởng thức trọn vẹn ẩm thực Đà Lạt, Mytour xin gửi đến bạn danh sách những món ăn phải thử khi đến Đà Lạt nhé.
Khám phá ẩm thực Đà Lạt - Video: Mytour.vn
Đà Lạt, thành phố mộng mơ và cũng là thiên đường của các tín đồ ẩm thực - Ảnh: mytour
Nem nướng bắt đầu là món ăn thịnh hạnh ở Đà Lạt từ cách đây 20 năm, và người đầu tiên nghĩ đến việc kinh doanh nem nướng trong tiết trời se lạnh của Đà Lạt chính là bà Hùng, và hiện bà cũng là chủ của cửa hàng nem nướng mang tên mình: nem nướng Bà Hùng 254 Phan Đình Phùng.
Một cuốn nem nướng với đủ các hương vị - Ảnh: Pinee
Một phần nem nướng bao gồm nem nướng, làm từ thịt heo xay nhuyễn với tỏi và gia vị, đồ chua, rau sống ăn kèm, bánh tráng chiên giòn và bánh tráng phơi sương, cuối cùng và cũng gần như không thể thiếu, đó là chén nước chấm độc nhất vô nhị. Nước chấm ở đây được nấu từ xương heo ninh với nước cốt dừa, thêm vào tương hột xay rồi tiếp tục đánh nhuyễn, nêm thêm gia vị, mè rang, và luôn nóng khi được múc lên cho khách.
Nem nướng với bánh tráng chiên giòn ăn kèm - Ảnh: dulich-dalat
Rau và nước chấm ăn kèm là không thể thiếu - Ảnh: traveltimes
Cho đến ngày nay, nem nướng vẫn là một trong những món được khách du lịch ưa chuộng bậc nhất khi đến Đà Lạt. Trong một cuốn bánh tráng, vừa cảm nhận được vị thơm của nem nướng, vị giòn của bánh tráng chiên, chút chua chua ngọt ngọt của đồ chua, vị thơm, vị cay của rau và cảm giác thơm nồng của nước chấm chính là thứ làm nên thương hiệu của nem nướng bà Hùng. Một phần nem nướng cho một người no bụng là 40,000đ/ phần.
Địa chỉ: 254 Phan Đình Phùng, Đà Lạt
Nhiều người đã cho rằng bánh tráng nướng, bánh tráng trộn đã nổi lên từ thời “hot girl” Bảo Chi nổi tiếng v … bán bánh tráng trộn tại Đà Lạt. Từ đó có rất nhiều địa điểm ở cả Đà Lạt và Sài Gòn mở bán bánh tráng nướng, bánh tráng trộn, thế nhưng một điều lạ lùng là không đâu ngon bằng bánh tráng nướng được bán tại Đà Lạt.
Cô gái 19 tuổi làm xôn xao cộng động mạng với vẻ đẹp trong sáng - Ảnh: mobiclip
Khác với bánh tráng nướng tại Phan Thiết, Phan Rang và Sài Gòn - loại bánh tráng nướng với trứng và hành, rồi cuộn lại và ăn với tương ớt, bánh tráng nướng tại Đà Lạt có vẻ … giống với pizza của phương Tây hơn. Nói giống là vì bánh tránh nướng Đà Lạt thường được người bán “trang điểm” với đủ mọi các nguyên liệu như trứng gà, trứng cút, hành, xúc xích đến các nguyên liệu có phần xa xỉ hơn như pate, phô mai, khô bò … và sau đó được trải tròn trên đĩa, để khách từ từ cắt thành từng miếng nhỏ và hít hà thưởng thức.
Bánh tráng nướng Đà Lạt còn được gọi là pizza Việt Nam - Ảnh: diadiemanuong
Bánh tráng nướng là một món ăn vặt cực ngon vào buổi chiều tại Đà Lạt với giá khá đa dạng. Một phần bánh tráng nướng hành có giá chỉ từ 5000đ/ cái, nhưng một phần bánh tráng nướng đặc biệt, thập cẩm với pate, phô mai, hành, tôm khô, khô bò, chà bông, trứng, hành và gà xé có giá khoảng 25,000đ đến 30,000đ/ phần.
Bánh được nướng trên lò than đỏ rực, cực ấm áp vào buổi chiều lạnh giá ở Đà Lạt - Ảnh: mumu
Địa chỉ:
Cơm làm là một trong những món ăn đậm chất Tây Nguyên, bao gồm gạo (thường là gạo nếp), đôi khi còn kèm theo nước cốt dừa hoặc dừa nạo, đem bọc lá chuối, hoặc bỏ vào ống tre và nướng chín trên lửa hồng. Chính vì cách chế biến như vậy nên cơm lam ăn khá giống với xôi, đây cũng là điều mà nhiều người Sài Gòn ngỡ ngàng.
Cơm lam được cuộn tròn với lá chuối, hoặc bỏ vào ống tre rồi đem nướng cho chín - Ảnh: megafun
Món ăn này đặc biệt được các dân tộc vùng cao ưa thích - Ảnh: bamboo
Người Đà Lạt ăn cơm lam không chỉ với mục đích là ăn, cầm cơm lam nóng trong tay, vừa có cảm giác ấm ấm, thích thích, rồi đưa lên miệng cắn một miếng thì thật tuyệt vời. Cơm lam có thể ăn riêng với muối mè, hoặc ăn kèm với các loại đồ ăn khác, và đặc biệt ngon khi ăn với thịt nướng.
Ăn cơm lam, uống rượu cần là đúng chất miền núi luôn nhé - Ảnh: Sưu tầm
Bạn có thể dễ dàng thưởng thức món cơm lam ngay trên trạm dừng chân khi leo lên đỉnh núi LangBiang với nhiều món thịt nướng ăn kèm như thịt đà điểu, thịt thỏ, thịt cá sấu với giá khoảng 15,000đ/ xiên thịt, đúng chất rừng núi luôn nhé. Còn nếu bạn muốn có một nơi thưởng thức trọn vẹn hương vị cơm lam, bạn có thể đến quán cơm lam Tam Nguyên, quán này không có địa chỉ, nhưng bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên đường từ trung tâm Đà Lạt xuống khu du lịch Suối Vàng.
Ngon hơn khi dùng kèm với thịt nướng - Ảnh: wikipedia
Địa chỉ:
Thật sự mà nói, những món ăn “nước” như phở, hủ tiếu - mì, bún bò… vốn rất ngon tại Sài Gòn thì khi lên Đà Lạt lại không hấp dẫn lắm. Có lẽ là vì Đà Lạt lạnh, nên những món đó khi múc ra tô, thực khách dùng chưa hết là đã nguội lạnh, làm khách ăn mất ngon. Thế mà tại bánh canh Xuân An lại nổi tiếng là một đặc sản “phải thử” khi đến Đà Lạt.
Bánh canh với nước súc sệt, cho thêm tí quẩy, tí nước mắm cay vào là hết xảy - Ảnh: Mạnh Huy
Mở cửa khá trễ, khoảng 12 giờ quán mới dọn bánh canh ra bán, nhưng chỉ tầm 12 giờ rưỡi, tiệm đã đông kín. Có lẽ bí quyết của quán chính là tô bánh canh Xuân An mang dáng dấp của bánh canh miền trung. Với nước súp sệt, sợi bánh canh được làm từ bột lọc tạo cho người ăn cảm giác khá lạ miệng. Tại đây bán hai loại bánh canh: bánh canh chả và bánh canh thịt giò, đương nhiên là bạn cũng có thể gọi bánh canh thập cẩm.
Quán đảm bảo no chi với một tô duy nhất - Ảnh: Mạnh Huy
Theo kinh nghiệm bản thân, nếu bạn không thích ăn thịt nhiều, hoặc bao tử của bạn khá bé, bạn nên gọi bánh canh chả, vì một miếng giò ở đây lớn hơn một nắm tay người lớn và thịt rất chắc. Các bạn nam thì cứ vô tư gọi cho mình một tô bánh canh thập cẩm là đã đủ no. Ngoài ra quán cũng có bán mì quảng và bún bò, nhưng đương nhiên là không hấp dẫn bằng bánh canh. Bánh canh ở đây có giá 30,000đ/ tô.
Địa chỉ: 15A đường Nhà Chung, Đà Lạt
Một món ăn hấp dẫn khác cũng ở gần đường Nhà Chung, đó là bánh mì gà Nhân Ngãi. Bánh mì gà Nhân Ngãi và cà phê Tùng nổi tiềng là hai món “đặc sản” của Đà Lạt, ai đã “lỡ dại” một lần nếm qua hương vị bánh mì nơi đây chắc sẽ muốn ăn mãi, ăn mãi.
Một lớp sốt dày được phết lên làm nền - Ảnh: Sưu tầm
Tiếp sau đó là một lớp gà xé “dày đặc” - Ảnh: Sưu tầm
Cuối cùng là thêm ngò, đồ chua, rau và cũng không thể thiếu ớt bằm - Ảnh: Sưu tầm
Thành phần của bành mì khá đơn giản, một ổ bánh mì “lùn”, một lớp sốt bơ dày làm nền, gà xé, rau và ớt. Thế nhưng lại có người nói rằng, ở Sài Gòn cũng có loại bánh mì này, nhưng sao cảm giác không ngon bằng một phần ở đây. Có lẽ không chỉ vì ổ bánh mì ngon, mà còn do tâm trạng người ăn vui vẻ, thoải mái khi đi du lịch, lại kết hợp cùng cái thời tiết lúc nào cũng lành lạnh của Đà Lạt được làm ấm lên bằng ớt cay xè. Bánh mì gà ở đây được bán với giá 14,000đ/ ổ, ngoài ra còn nhiều loại bành mì, bánh ngọt khác.
Địa chỉ: 3/23, Đường Trần Phú, Đà Lạt
Nếu như nói bánh mì gà Nhân Ngãi là món ăn sáng tuyệt vời tại Đà Lạt, thì người anh em của nó, bánh mì xíu mại lại là món ăn tối hoàn hảo. Khác với bánh mì xíu mại tại các nơi khác, là loại bánh mì xẻ ra, cho vào vài viên xíu mại, dầm ra rồi rưới nước sốt lên, đó là loại bánh mì ăn nhanh, còn bánh mì xíu mại Đà Lạt là món ăn phải ngồi xuống, và từ từ thưởng thức.
Những quán bán bánh mì xíu mại thường khá đơn giản và có dòng chữ kèm theo “có chén chấm” - Ảnh: Sưu tầm
Điểm đặc biệt của bánh mì xíu mại Đà Lạt chính là có chén nước chấm ăn kèm. Chén nước chấm đó là nước nấu xíu mại, cho thêm gia vị và ớt cực cay, rồi được múc ra kèm với năm, sáu viên xíu mại nhỏ. Khách sẽ trộn rau sống, gồm rau muống chẻ, rau thơm, rau quế, rau đắng vào chén rồi xé bánh mì nhỏ ra và chấm ăn chung với xíu mại.
Bánh mì xíu mại Đà Lạt được múc ra chén, thực khách dùng chung với bánh mì và rau sống - Ảnh: baomoi
Xé nhỏ bánh mì để thấm được vị nước sốt xíu mại - Ảnh: zing
Một lời khuyên nhỏ cho các bạn, hãy chọn một quán bánh mì xíu mại tại khu Hòa Bình, gần khu vực chợ đêm Đà Lạt, một quán nhỏ ven đường thôi, để cảm nhận được cái lạnh trong từng đợt gió chạy khắp người, và rồi làm ấm người bằng cách húp một chút nước xíu mại cay nồng.
Nước sốt xíu mại được nấu sẵn với ớt, nên nếu bạn không ăn cay được nên dặn trước với chủ quán nhé - Ảnh: Sưu tầm
Địa chỉ: ở Đà Lạt không thiếu các tiệm bánh mì xíu mại, nhưng ngon nhất vẫn là khu vực phía trên chợ Đà Lạt, đường Nguyễn Chí Thanh
Xắp xắp còn có một tên gọi khác “phổ thông” hơn đó chính là gỏi khô bò. Nếu ở Sài Gòn, mỗi lần muốn ăn gọi khô bò, bạn có thể đến công viên Lê Văn Tám, hoặc góc đường Cách Mạng Tháng Tám - Sương Nguyệt Ánh để ăn ngon nhất. Còn ở Đà Lạt, chỉ cần dạo bộ ra Hồ Xuân Hương, tản mát trên bờ hồ là bạn đã bắt gặp ngay những quán xắp xắp ngon nhất. Cách làm và nguyên liệu của xắp xắp Đà Lạt cũng tương tự như gỏi khô bò, thế nhưng chính cái giá lạnh của Đà Lạt đã làm món ăn ngon hơn, dường như Đà Lạt rất thích hợp với những món ăn cay.
Xắp xắp Đà Lạt cực ngon, cực hấp dẫn - Ảnh: diadiemanuong
Chỉ cần dạo bộ dọc bờ hồ Xuân Hương, bạn đã tìm được cho mình một quán xắp xắp vừa ý - Ảnh: Mạnh Huy
Địa chỉ: dọc bờ Hồ Xuân Hương (gần vòng xoay chợ đêm), Đà Lạt
Đọc đến đây, nhiều bạn sẽ không khỏi băn khoăn, tại sao đi đến một thành phố du lịch như Đà Lạt lại ăn cơm, mà không phải là các món ăn chơi khác? Lý do là vì Đà Lạt là một thành phố ôn đới, và nếu bạn đã có dịp đến Đà Lạt, bạn sẽ thấy người người trồng rau, nhà nhà trồng rau, vì rau ở Đà Lạt phát triển rất tốt mà không cần dùng thuốc nhiều, lại không cần vận chuyển đi xa nên cực kỳ tươi.
Với khí hậu ôn đới, Đà Lạt rất thuận lợi cho việc trồng rau - Ảnh: nhabaovanviet
Người dân Đà Lạt trồng trọt nhiều hơn chăn nuôi - Ảnh: baolamdong
Dùng cơm tại Đà Lạt, ăn các món ăn là phụ, ăn rau mới là chính. Ngon nhất chính là món rau trộn tại Đà Lạt, gồm nhiều loại rau khác nhau, trong đó phần lớn là xà-lách, cà chua, hành tây và bắp cải trộn với chút dầu giấm, chút tiêu ăn kèm với cơm. Ngoài ra, dùng rau xào và dưa chua vẫn có thể cảm nhận được vị tươi của rau.
Rau Đà Lạt được trồng và cung cấp trực tiếp cho các quán ăn - Ảnh: nhabaovanviet
Nếu gọi cơm dĩa, một dĩa cơm cho một người ăn có giá khoảng 30,000đ/ dĩa, nhưng nếu muốn ăn rau trộn bạn sẽ phải gọi riêng với giá 50,000đ đến 60,000đ/ dĩa. Thông thường các tiệm cơm sẽ “chặt chém” chút đỉnh khi biết bạn là dân du lịch, thế nên an toàn nhất, hãy hỏi kỹ giá trước khi gọi món.
Một phần cơm quá xá cỡ với đầy đủ đồ ăn, rau trộn và canh thế này có giá 70,000đ/ người - Ảnh: Mạnh Huy
Địa chỉ:
Một món ăn “nóng sốt” và cũng rất ngon trên Đà Lạt chính là lẩu bò. Tất nhiên là tại đây cũng có những món lẩu khác như lẩu cá, lẩu dê, lẩu Thái, nhưng đa số đều không bằng được so với lẩu Sài Gòn, duy chỉ có món lẩu bò Hạnh trên đường Bùi Thị Xuân đã dễ dàng níu chân thực khách.
Món lẩu bò ở đây được đánh giá rất cao về độ ngon, ngọt của nước dùng - Ảnh: Sưu tầm
Quán ăn khá đơn giản, nhưng rất lịch sự, tuy có phục vụ bia, rượu nhưng lại không giống như những quán nhậu bình dân. Những hướng dẫn viên du lịch cho du khách nước ngoài cũng thường xuyên dẫn khách đến ăn tại đây, và lúc nào cũng nhận được lời khen cho chất lượng, độ ngon ngọt của nước dùng cũng như số lượng thịt.
Thông thường một nồi lẩu có thể đủ dùng cho 3 đến 4 người - Ảnh: Mạnh Huy
Một điểm đặc biệt nữa là ở đây duy nhất chỉ phục vụ món lẩu bò, ngoài ra chỉ có một số món ăn dặm như gỏi bò tái chanh hoặc rau trộn. Mỗi khi có khách đến quán, vừa ngồi xuống, thậm chí chưa cần gọi món ăn, quán đã đem ra một phần lẩu bò cho bốn người, nếu có yêu cầu gì đặc biệt bạn nên nói trước với chủ quán.
Lẩu bò đã được nấu chín, chỉ cần đợi nước sôi lên, bỏ rau vào là dùng được ngay - Ảnh: Mạnh Huy
Giá cho một phần lẩu bốn người ăn là 210,000đ/ cái lẩu, rau sống ăn kèm hoàn toàn miễn phí. Nếu muốn bạn có thể gọi thêm dĩa thịt thêm cho đầy đủ, nhưng theo quan điểm riêng của tôi, phần lẩu đó hoàn toàn đủ cho mọi người. Địa chỉ: số 11 Bùi Thị Xuân, Đà Lạt.
Một đặc sản khác của Đà Lạt phố núi có thể kể đến là bánh ướt lòng gà. Món ăn này thực chất cách chế biến không phức tạp, chỉ cần cho vừa đủ bánh ướt vừa ăn vào dĩa, thêm vào lòng gà, gà xé đã được luộc chín từ trước vào, thêm tí rau và chan lên một muỗng nước mắm ngon pha sẵn.
Các món ăn của Đà Lạt lúc nào cũng được tô điểm với rau thơm và ớt - Ảnh: Alex Tran
Thế nhưng người dân Đà Lạt đã làm món ăn này thêm phần độc đáo và hấp dẫn một cách lạ lùng. Khắt khe từ khâu chọn gạo làm bánh ướt, đến cả khâu chọn loại lòng non, chọn những loại rau, ớt phù hợp để tô điểm thêm cho món ăn được tròn vị. Sao cho trong một dĩa bánh ướt, thực khách có thể cảm nhận được vị dẹo thơm của bánh ướt nóng vừa tráng, lòng gà mềm và béo ngậy, thêm chút nước mắm cay đậm, và hương vị của rau thơm ăn kèm.
Bánh ướt nóng vừa tráng, lòng gà mềm và béo ngậy - Ảnh: Sưu tầm
Địa chỉ: Từ khu Hòa Bình gần chợ Đà Lạt rẽ vào hẻm Trương Công Định (chỉ bán từ 2h chiều đến 7h tối).
“Sữa đậu nành nóng” có lẽ là bảng hiệu được nhìn thấy nhiều nhất tại chợ đêm Đà Lạt. Đó cũng là lẽ đương nhiên, bởi trong cái lạnh của Đà Lạt, khi chân tay bạn đang cóng lại, răng bạn đã bắt đầu “đánh bò cạp”, thì còn gì thú vị hơn chui vào một góc và nhâm nhi ly sữa đậu nành nóng hổi trên tay.
Những nồi sữa đậu nành bốc khói nghi ngút trong tiết trời Đà Lạt - Ảnh: timhiem
Không chỉ khách du lịch, người dân Đà Lạt cũng cực thích món uống dinh dưỡng này - Ảnh: phuot
Có lẽ ở Hà Nội có trà chanh chém gió, ở Sài Gòn có cà phê bệt, thì ở Đà Lạt có sữa đậu nành nóng. Chỉ cần dạo quanh một vòng chợ đêm, đã có không biết bao nhiêu lời mời chào “Đậu nành nóng con ơi!”, “Vô uống đậu nành cho ấm đi con”. Đa số những hàng quán này đều đơn giản, gồm một xe có sẵn lò để giữ cho sữa được nóng, vài cái bàn nhựa cùng mấy cái ghế cóc, một vài nơi còn có một quầy bánh ngọt cho khách, đây cũng là một điểm thú vị của đậu nành Đà Lạt.
Nếu muốn bạn có thể ăn thêm bánh ngọt được mang ra sẵn cho bạn - Ảnh: lophocvuive
Ngoài sữa đậu nành ra, những xe này còn bán nhiều loại sữa khác như sữa đậu xanh, sữa đậu phộng, và đặc biệt nhất chính là sữa đậu nành hột gà. Cách làm như sau, cho một quả trứng gà, còn sống nhé, vào ly, khuấy mạnh cho tan rồi đổ sữa đang sôi vào. Sữa sẽ làm chín trứng và mang hương vị béo ngậy cực kỳ khó quên. Tuy nhiên cách uống này sẽ hơi khó cho những bạn nào dị ứng với mùi tanh của trứng, và đặc biệt không nên uống đậu nành hột gà trước khi bạn lên xe, bụng bạn sẽ rất khó chịu.
Địa chỉ: khu chợ đêm Đà Lạt
Ngoài các loại rau củ ra, các loại trái cây xứ lạnh đương nhiên cũng phát triển tốt hơn ở Đà Lạt. Trong đó có bơ, một loại trái cây cực ngon và không khuyến khích cho các bạn đang muốn giảm cân, vì các bạn đã ăn là không dừng được đâu. Tại Đà Lạt, bơ được dùng làm sinh tố bơ, bơ dằm và ngon nhất, theo ý kiến cá nhân thôi nhé, chính là kem bơ.
Kem bơ cực ngọt và béo - Ảnh: chuongcuabao
Quy trình làm kem bơ hơi phức tạp một chút, trước tiên chủ quán phải lựa được bơ tươi và ngon, sau đó xay nhuyễn, thêm vào đường và sữa đặc, rồi cho vào một viên kem vani lớn. Nhiều bạn ăn vào sẽ có cảm giác y hệt như sinh tố bơ, bởi thế nên để cảm nhận được hương vị kem bơ, bạn đừng dằm tan viên kem ra, mà hãy ăn từng muỗng nhỏ.
Có cả bơ dằm và trái cây dĩa - Ảnh: sưu tầm
Buổi tối tại đây lúc nào cũng sáng đèn và đông khách - Ảnh: sưu tầm
Hiện Đà Lạt có nhiều nơi bán kem bơ ngon, nhưng được mọi người đánh giá cao nhất là kem bơ Thanh Thảo tại số 76 Nguyễn Văn Trỗi. Ở đây có bán đầy đủ từ sinh tố bơ, kem bơ đến trái cây dĩa, chè thái. Giá cho một sinh tố bơ là 15,000đ/ ly, còn kem bơ là 20,000đ/ ly.
Địa chỉ: 76 Nguyễn Văn Trỗi, Đà Lạt
Nghe qua tên nhiều người sẽ thắc mắc chè gì tên lạ vậy, nhưng thực ra chè Hé là một quán chè không có tên, không có bảng hiệu, khi bán chỉ mở he hé cửa sắt, mở to cửa sợ khách bên trong bị lạnh nên mới đặt tên là chè Hé.
Cửa sắt lúc nào cũng mở he hé, đó là nguồn gốc cái tên của quán chè này - Ảnh: ddth
Quán chè có không gian khá nhỏ, được chia làm hai quầy bán chè bên trong: một quầy chè n&oa
DANH MỤC TIN
Sản phẩm nổi bật
Sản phẩm Giảm giá
Sản phẩm mới
Tin tức mới