Hoa sữa, hay còn gọi là mò cua, mù cua (danh pháp khoa học: Alstonia scholaris L. R. Br.;) là một loài thực vật nhiệt đới thường xanh thuộc chi Hoa sữa, họ Trúc đào (Apocynaceae), tên tiếng Anh là Blackboard Tree.
Cây gỗ lớn, cao tới 25 - 30m hoặc hơn, thân thẳng tròn, gốc đôi khi có khía sâu. Vỏ nứt dọc mủn, có nhựa mụ trắng, thịt vỏ trắng. Cành lá mọc vòng, thường xếp thành tầng, thưa, gẫy khúc. Lá đơn nguyên, lá mọc vòng 5 - 8chiếc, lá hình trứng ngược, dài 10 - 25cm, rộng 4 - 7cm đầu tù hoặc hơi lõm, đuôi nêm. Gân nổi rõ song song xếp sát nhau, vấn hợp ở mép, cuống lá ngắn, rụng về tối. Cụm hoa rạng sinh tán. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, mùi khơm hắc khó chịu. Hoa mẫu 5. Cánh tràng dạng ống dài trên có 5 thùy và có vòng lông ở họng. Nhị 5, đình ở ống tràng. Bầu hai noãn rời. Cỏ 2 đại, dài 25 - 30cm, thõng xuống. Hạt nhiều, nhỏ, dẹp, dài 70mm, rộng 2,5mm, mang 2 túm lông ở hai đầu, màu trắng.
Hình dáng hoa, là và quả của cây hoa sữa
Hoa sữa nở vào mỗi độ cuối thu đầu đông, tức tháng 8-12 hàng năm, có mùi thơm rất đặc trưng. Tuy nhiên nếu trồng với mật độ quá cao thì nó rất nồng.
Phân bố
Cây hoa sữa phân bố chủ yếu ở Tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Nam Á, Nam và Tây Nam Trung Quốc (gọi là gọi là Đường giao thụ) và một số nước ở Châu Úc. Cây cũng được trồng tại một số khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hoa sữa mọc tự nhiên rải rác ở ven rừng tự nhiên, ven sông, ven suối.
Hoa sữa trên phố cổ Hà Nội
Ở Việt Nam, cây hoa sữa được thấy nhiều ở Hà Nội, nhất là trên các tuyến đường đô thị. Tại miền Trung, hoa sữa có tên gọi là mò cua, mò đam.
Công dụng
Do cây tạo bóng tốt, cho hoa màu trắng sữa đẹp, mùi hương của hoa khi thoang thoảng gây cảm giác dễ chịu, nên đã được dẫn giống trồng làm cây bóng mát nhiều nơi. Tuy nhiên, khá nhiều người dân sống trong khu vực trồng nhiều hoa sữa, hương hoa quá nồng đến nỗi viêm mũi dị ứng, hắt hơi, sổ mũi. Đã có quá nhiều bài báo phản ánh nhược điểm này của cây Hoa sữa trên vỉa hè đường phố ở một số khu đô thị. Do đó cần phải cân nhắc về mật độ trồng cây để tránh gây ra hội chứng hoa sữa nồng nặc rất phản tác dụng, tốt nhất không nên trồng quá gần khu dân cư mà nên trồng ở các công viên, ven hồ.
Hoa sữa có gỗ nhẹ, dùng làm nhiều đồ dùng thông thường;. Đặc biệt, gỗ của nó đã từng được dùng làm bảng con cho học sinh, nên trong tên khoa học của nó – Alstonia scholaris - đã có tính ngữ Latin “scholaris: thuộc về nhà trường”, và vì thế mà có tên tiếng Anh là Blackboard Tree.
Vỏ cây được dùng trong Đông y, trị được một số bệnh đường ruột và chữa sốt.
Hoa sữa trong thơ, văn Việt Nam
Mặc dù cây hoa sữa được trồng ở nhiều địa phương trong cả nước, nhưng không nơi nào có được ‘chất” hoa sữa như Hà Nội. Hoa Sữa không biết tự khi nào đã trở thành tượng trưng cho mùa thu Hà Nội. Hoa sữa trên đường phố Hà Nội từ lâu đã đi vào kỷ niệm của người Thủ đô và những du khách phương xa về thăm Hà Nội. Đã là người Hà Nội, mấy ai lại không biết đến những hàng hoa sữa ở Phố cổ như ở trên đường Nguyễn Du, Thụy Khuê, Quán Thánh…, nơi là mỗi khi gió heo may ghé về, hương hoa dịu dàng lan tỏa khắp lòng phố cổ trong đêm.
Rất nhiều thi sĩ, nhạc sĩ lấy hoa sữa làm chủ đề sáng tác, trong đó có những tác phẩm nổi tiếng, khiến người xa Hà Nội thì nhớ, thì thương; khách thập phương tò mò muốn được một lần tắm mình trong hương sữa nồng nàn trên phố cổ Hà Nội như: Hoa Sữa – Hồng Đăng, Nhớ mùa thu Hà Nội – Trịnh Công Sơn, Nhớ về Hà Nội – Hoàng Hiệp, Hà Nội mùa vắng những cơn mưa – Trương Quý Hải, ….
Hoa sữa – Hồng Đăng
Em vẫn từng đợi anh
Như hoa từng đợi nắng
Như gió tìm rặng phi lao
Như trời cao mong mây trắng
Em vẫn từng đợi anh
Trên những chặng đường quen
Tiếng hát ai xao động
Thoáng mùi hoa êm đềm
Kỷ niệm ngày xưa vẫn còn đâu đó
Những bạn bè chung
Những con đường nhỏ
Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm
Có lẽ nào anh lại quên em
Có lẽ nào anh lại quên em./.
Thúy Nguyễn tổng hợp
DANH MỤC TIN
Sản phẩm nổi bật
Sản phẩm Giảm giá
Sản phẩm mới
Tin tức mới