Thác hang Cọp có các tên gọi khác nhau như Thác Đạ Sar, Long Nhân, Hang Cọp, Thác Ông Thuận, Thiên Thai... Thác cách xa khu vực dân cư 3 km, nằm trong khu rừng thông với diện tích 308 ha, chiều cao thác khoảng 50 m, dài 500 m vẫn còn giữ được vẽ nguyên thủy sơ khai. Dưới thác có một cái hang trong tảng đá lớn người ta đồn rằng nơi đây ngày xưa là nơi trú ngụ của một con cọp cho nên mới lấy hang cọp mà đặt tên cho thác.
Vẻ đẹp hoang sơ đầy thơ mộng của thác Hang Cọp
Thác Hang Cọp cách thành phố Đà Lạt 15 km về hướng Đông, thuộc ấp Túy Sơn, xã Xuân Thọ. Thác nằm giữa khu rừng thông với diện tích 308 ha, chiều cao thác chừng 50m, dài hơn 500m, trên đường từ Đà Lạt về Dran (Đơn Dương). Thác Hang Cọp có nhiều tên gọi khác như: thác Ông Cọp, thác Ông Thuận, thác Đạ Sar, thác Thiên Thai, thác Long Nhân…
Thác được gọi với nhiều tên gọi khác nhau
Thác Hang Cọp là một thắng cảnh hoang sơ ẩn mình trong những đồi thông bạt ngàn, trùng điệp, gắn liền với tiểu sử xuất phát từ một loài thú dữ vốn là chúa tể rừng xanh. Từ Quốc lộ 22, cách Trại Mát chừng 3 km, rẽ vào một con đường nhỏ lởm chởm đá cuội. Đi được gần 2 km, con đường bắt đầu hiểm trở và khá nguy hiểm với nhiều khúc quanh “cùi chỏ”, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm.
Lối vào cửa hang
Chuyện kể rằng, vào những năm 50 của thế kỷ trước, nơi đây là một khu rừng rậm rạp với nhiều loại chim, thú quý hiếm trong đó có cả hổ dữ thường trú ẩn trong hang sâu. Hổ dữ không chỉ là mối đe dọa cho các loại thú rừng mà còn trở thành mối hiểm họa khôn lường của những người đi khai hoang, tìm cái ăn và sự sống.
Những dòng nước tung bọt trắng xóa làm nên vẻ đẹp mê hồn của thác
Thế rồi, bàn chân của người thợ săn cũng tìm đến miền đất hoang sơ này. Một lần, hổ dữ đã bị người thợ săn Chink bắn trọng thương ở chân, nó giận dữ, gào thét vang động cả núi rừng rồi lao ra khỏi hang chạy vút vào rừng sâu. Từ đó, hổ không còn xuất hiện ở vùng đất này nữa. Và nơi đây có tên gọi là thác Hang Cọp.
Nguồn gốc cái tên của thác Hang Cọp cũng có nhiều điển tích thú vị
Trong vườn hoa, du khách nhìn thấy tượng một con cọp to lớn đang thư thả dạo chơi. Cạnh đó, một gia đình cọp quây quần gần những cây nấm khổng lồ. Bức tượng chàng dũng sĩ trong tư thế hiên ngang gợi nhớ đến người thợ săn thuở nào.
Từng dòng thác tuôn chảy như mái tóc mây của các nàng tiên nữ
Gần hang cọp, một chiếc cầu treo đong đưa bắc ngang dòng suối đưa du khách đến một đồi thông. Nếu leo ngược lên đồi thông, du khách sẽ gặp một con đường rừng dẫn đến buôn làng của đồng bào dân tộc thiểu số cách thác khoảng 8km. Nếu ngại đường xa, du khách có thể thuê xe chuyên dụng đến buôn làng, ở lại sinh hoạt với đồng bào.
Đường đi với những bậc thang dựng đứng được làm bằng đá
Từ vườn hoa, du khách đi xuống vực sâu trên một con đường dốc với gần 150 bậc cấp bằng xi măng. Đến chân thác, hơi nước toả mù như sương, khí đá ẩm ướt bốc ra lạnh ngắt. Trước mắt du khách là thác nước cao khoảng 25m, rộng hơn 10m. Dòng nước trắng xoá từ trên cao đổ xuống một hố sâu rồi theo dòng suối, lách qua những tảng đá lớn rồi chảy trong khu rừng nguyên sinh rậm rạp.Cảnh vật quanh thác còn hoang dã, môi trường trong lành, phù hợp với du khách ưa thích loại hình du lịch sinh thái.UBND tỉnh Lâm Đồng xếp hạng thác Hang Cọp là di tích, đồng thời có quyết định số 944/QĐ-UB ngày 5/3/1999 cho phép Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Tâm đầu tư dự án bảo vệ và tôn tạo thác Hang Cọp để phục vụ hoạt động du lịch. Thời gian này, Doanh nghiệp Hoàng Tâm đã đầu tư xây dựng nhiều hạng mục như đường giao thông vào khu du lịch, nhà điều hành, nhà hàng, cầu treo… với kinh phí khoảng 2,5 tỉ đồng.
Thác Hang Cọp là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước
Sau khi đưa vào sử dụng, thác Hang Cọp đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhiều đoàn du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, thắng cảnh thác Hang Cọp rơi vào tình trạng bị bỏ hoang, dẫn đến cảnh quan môi trường và các hạng mục bị xuống cấp nghiêm trọng.
Khuôn viên, cây cảnh không người chăm sóc, cỏ dại mọc ngổn ngang. Nhiều ngôi nhà truyền thống được làm theo phong tục của đồng bào dân tộc địa phương để du khách nghỉ ngơi, ăn uống bị sập đổ hoặc dột nát. Các dịch vụ chăm sóc, phục vụ du khách đóng cửa.
Doanh nghiệp Hoàng Tâm đang gấp rút sửa chữa, nâng cấp, khôi phục cảnh quan để có thể tiếp tục phucj vụ du khách đến thưởng ngoạn,chiêm ngưỡng thác nước hoang sơ của núi rừng Tây nguyên.
Nguồn My tour