CÒN MỘT CHÚT GÌ
Tiếng ù ù đều đặn từ hai đông cơ cánh quạt của chiếc phi cơ thương mại DC-7 thuộc Air Vietnam cùng những rung động nhè nhẹ của thân phi cơ đã từ từ đưa Tiến vào giấc ngủ chập chờn. Thỉnh thoảng Tiến lại choàng thức dậy vì phi cơ bị sóc mạnh khi va chạm với khoảng không khí loãng, sau vài lần như thế thì Tiến hầu như tỉnh ngủ hẳn. Ngồi thẳng người dậy cho giãn gân cốt , Tiến nhìn vẩn vơ quanh mình rồi chẳng thấy có gì đáng chú y' lại dựạ đầu trên chiếc ghế bọc nệm và nhắm mắt để cố giỗ giấc ngủ trở lại hầu quên đi thời gian chờ đợi của chuyến bay Saigòn Đalat này. Đang trong trạng thái mơ mơ màng màng, thì đàng sau lưng Tiến chợt vẳng lên tiếng cười khúc khích nho nhỏ của một cô gáị. Tiếng cười trong trẻo này làm Tiến sực nhớ đến cô bé mà Tiến đã gặp sáng nay khi đứng chờ kiểm tra hành ly' ở trạm tiếp nhận của Air Vietnam tại trung tâm thành phố Saigon đường Phạm Ngũ Lãọ. Cô bé cùng đi với gia đình mà Tiến đoán có lẽ cả nhà đi nghỉ mát ở Đà Lạt.
Còn Tiến thì đây là lần đầu tiên xa nhà lên Đà Lạt học Chính Trị Kinh Doanh tại Viện Đại Học Đà Lạt. Nhìn gia đình cô bé quây quần bên nhau tự dưng lòng Tiến thấy nao nao buồn khi nghĩ đến khung cảnh gia đình nay sẽ vắng bóng mình một thời gian không biết cha mẹ anh chị em sẽ cảm thấy thế nào, nhất là mẹ Tiến thì cứ lo lắng ra mặt cho cậu con trai sợ bi bạn bè rủ rê hư hỏng trong khi không có gia đình bên cạnh để kềm chế. Tiến đã phải giải thích và năn nỉ mãi mới thuyết phục được ba mẹ cho phép rời nhà đi học xa và để bây giờ một mình Tiến đứng đây trong tâm trạng nửa muốn đi nửa muốn quay trở lại mái nhà ấm cúng. Tự hỏi lòng mình rồi Tiến im lặng chờ đến lượt để giao hành ly' cho nhân viên kiểm soát. Hoàn tất mọi thủ tục xong, Tiến quay ra tìm một hàng ghế nào đó để ngồi nghỉ chân thì thấy chẳng còn chiếc ghế nào trống ngoại trừ một băng ghế mà gia đình cô gái đang ngồị.
Tiến ngần ngại một chút rồi lại gần người đàn ông lớn tuổi tóc bạc mà Tiến đoán là bố cô gái rồi lễ phép hỏi : - Xin phép Bác , cháu có thể ngồi chung ghế được không ? Ông cụ đang đọc dở tờ báo nghe tiếng Tiến hỏi liền ngẩng đầu nhìn Tiến rồi cười đáp: - Ghế này là của công chúng chứ có phải là của riêng gia đình tôi đâụ.cậu cứ tự nhiên. Tiến ngồi xuống bên cạnh ông cụ sau khi lí nhí mấy lời cảm ơn.
Ông cụ bỏ tờ báo xuống rồi thân mật hỏi Tiến: "Cậu đi lên Đà Lạt chơi phải không ?" Tiến đang nhìn quanh quẩn xem thiên hạ đi lại nghe ông cụ hỏi vội đáp : "Dạ không, cháu lên Đà Lạt để đi học Chính Trị Kinh Doanh". Ông cụ gật gù : " Phải đó, cậu học CTKD thì tốt lắm . Tôi cũng có đứa cháu học trên Viện Đại Học Đà Lạt và năm tới thì thi ra trường. Thế cậu có bà con ở Đà Lạt không ?" Tiến gật nhẹ đầu rồi đáp : "Dạ cháu có gia đình của một bà dì trên Đà Lạt. Bây giờ cháu lên ở tạm một vài tuần rồi sẽ xin vào Đại Học Xá trong Viện".
Câu chuyện giữa một già một trẻ cứ như vậy mà lan man đủ đề tài thời sự mãi cho đến khi xe ca của hàng không Vietnam đã sẵn sàng lên đường chở hành khách vào phi trường Tân Sơn Nhất thì câu chuyện mới ngưng. Tiến để y' trong khi Tiến và bố cô gái nói chuyện tương đắc thì cô bé ngồi im lắng nghe câu chuyện có vẻ thích thú , thỉnh thoảng lại cười nhẹ khi nghe Tiến pha trò dí dỏm. Tiếng cười của cô bé làm Tiến thấy chợt tiếc là vẫn chưa có dịp nói câu nào với cô bé và nhất là chưa được biết tên cô bé là gì.
Tiếng cô chiêu đãi viên hàng không Vietnam lôi Tiến về thực tại khi thông báo mọi người chuẩn bị vì phi cơ sắp hạ cánh ở phi trường Liên Khương. Trong lúc hánh khách đứng dậy xếp hàng chờ đến lượt ra khỏi phi cơ, Tiến hăng hái đề nghị xách giúp cô bé một chiếc vali nhỏ. Cô bé nhìn bố như để hỏi y' kiến thì ông cụ gật đầụ. Thế là Tiến có ly' do đi bên cạnh cô bé từ giây phút đó cho đến khi lên xe ca để vào thành phố Đà Lạt.
Ngồi bên cạnh cô bé và đứa em trai nhỏ của cô trên băng ghế của xe ca Air Vietnam, Tiến bắt đầu hỏi chuyện làm quen và được biết tên cô bé là Lan Hương đang bắt đầu học lớp dệ nhị ban văn chương ở trường Trưng Vương .Tiến cười thích thú khi biết được cô bé là dân Trưng Vương vì Tiến học trường Võ Trường Toản ngay bên cạnh trường Trưng Vương và Tiến cũng đã là một trong những cậu học trò trung học hàng ngày ngơ ngẩn nhìn theo c'ac tà áo trắng tiểu thư thướt tha trong giờ nhập học hay tan học và Tiến không bao giờ quên được hình ảnh con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm tràn ngập màu trắng của những chiếc áo dài bay luợn trong gió với các cô học sinh Trưng Vương đi bộ từng nhóm hay đạp xe song song đến trường dọc theo hai hàng me xanh mướt đầy bóng mát xen lẫn những kiosque hay các xe đẩy bán các loại thức ăn nhẹ và giải khát cho các cô cậu học trò và khách viếng thăm Thảo Cầm Viên toạ lạc gần trường.
Rồi xe ca cũng đến ga hàng không Đà Lạt và hành khách lần lượt rời nhà ga để ai nấy về nhà nấy. Trong khi chờ bà dì lại đón, Tiến hỏi thăm Hương điạ chỉ ở Đà Lạt để lại thăm Hương nhưng chính Hương cũng không biết vì sẽ có gia đình ông bác đến đón cả nhà Hương về nhà trong những ngày nghỉ he` tại Đà Lạt. Thế là Tiến mất liên lạc với Hương sau lần gặp gỡ ngắn ngủi ấy mặc dù đã bao lần Tiến lang thang trên phố mong tình cờ gặp lại gia đình Hương. Một tuần sau đó thì Tiến xin được một chỗ ở trong Đại Học Xá Nam toạ lạc trong khuôn viên Viện Đai Học Đà Lạt. Những bận rộn trong cuộc sống mới làm Tiến cũng nguôi ngoai nỗi buồn xa nhà nhưng hình ảnh Hương với mái tóc dài và nụ cười tươi tắn vẫn cứ vướng bận trong tâm tư Tiến không nguôị.
Cuộc sống mới tại Đà Lạt với mỗi buổi sáng thức dậy trong cái rét lạnh căm căm hoà với sương mù phủ đầy trên con đường nhỏ vòng vèo từ đại học xá đi ngang qua hồ Nỉ Non ,mặt hồ như được tráng một làn mây bao phủ bởi một lớp sương mù che kín phía trên như ẩn như hiện lẫn trong hàng cây thông xanh cao ngất hoà cùng màu đất vàng nâu cùng với đám cỏ tranh rậm rạ. Tất cả mang đầy hình ảnh của một bức tranh thủy mạc đầy thi vị. Cái khung cảnh quyến rũ lạ lùng này dù chỉ là một quãng đường ngắn dẫn đến giảng đường Spellman nhưng vẫn làm Tiến có cảm giác rất thích thú mỗi khi đi học ngang qua. Tiến đã quen thêm nhiều bạn mới trong đại học xá nên sau khi khoác vội chiếc áo len cho ấm người là Tiến và các bạn kéo nhau vào câu lạc bộ sinh viên của DHX ăn sáng với thực đơn muôn thuở bánh mì trứng với cà phê rồi cả bọn cùng lên giảng đường thật sớm đứng chờ trên bậc thềm đá để chiêm ngưỡng dung nhan các người đẹp CTKD trên đường vaò giảng đường.
Năm Nhập Môn của CTKD thật là đông nên số sinh viên nam nữ ngồi chật giảng đường và một số nhỏ đến trễ không còn chỗ phải đứng ở ngoài. Nhờ các sinh hoạt nhóm, các buổi picnic ở Thung Lũng Tình Yêụ, các chương trình văn nghệ tại giảng đường Spellman đôi khi đặc biệt có các buổi trình diễn với tiếng hát của cặp nghệ sĩ Lê Uyên Phương hay các chương trình nhạc chủ đề tại giảng đương Hội Hữu bên Văn khoa v.v... nên các sinh viên xa nhà cũng cảm thấy được an ủi phần nàọ. Khung cảnh hữu tình của Đà Lạt và cái lạnh với những cơn mưa phùn đã giúp cho sinh viên có cơ hội được gần nhau hơn và nảy sinh biết bao mối tình thơ mộng .
VDH Đà Lạt cũng nằm gần trường nữ Bùi Thị Xuân với các cô nữ sinh má đỏ môi hồng tha thướt trong chiếc áo dài trắng, áo lạnh xanh đã nhắc nhở Tiến đến khoảng đời học trò đã qua trong nhiều nuối tiếc để rồi Tiến không sao cưỡng nổi ước muốn được ngắm nhìn các cô bé BTX trên đường về vào những buổi tan trường như để tìm lại những hình ảnh đã xa thật xa thêm vào một chút bâng khuâng vấn vương khi chợt bắt găp một thoáng cuống quít thẹn thùng của một cô bé nào đó. Ngoài ra còn cái thú đi chơi bất kể thời giờ mà không còn sợ bị cha mẹ la mắng làm Tiến cũng như các chàng sinh viên xa nhà tự do tung hoành cho thoả chí bình sinh vì ai cũng biết khi về lại nhà là sẽ phải vào lại khuôn phép gia đình. Cổng Viện có đóng sớm thì các chàng leo rào vào DHX dẫu có rách quần áo cũng chẳng sao trong niềm vui tuổi trẻ . Cái tính phá phách nghịch ngợm của các chàng sinh viên sống trong DHX đã chẳng chừa một ai kể cả Frère giám đốc DHX và các nữ sinh viên bên DHX nữ trong Viện nhất là vào mùa thi cuối năm.
Thư Viện ban đêm đầy sinh viện nam nữ ngồi học bài, học cũng có mà phá cũng có. Nhiều khi làm Tiến và các bạn cười đến chảy nước mắt trước các trò phá phách quỷ quái của các sinh viên xóm nhà lá. Nhưng rồi ngày vui cũng chóng qua vì vừa xong kỳ thi Khóa 1 là Tiến và các bạn phải lên đường thụ huấn khóa Quân Sự Học Đường tại quân trường Lam Sơn gần thành phố Nha Trang, một quân trường nổi tiếng với hai câu thơ bất hủ dán ngay cổng quân trường làm rụng rời đám sinh viên thư sinh : "Lam Sơn đi dễ khó về. Khi đi người Việt trở về người Miên." Tuy nhiên dù ngại ngùng hay không thì Tiến và các bạn cũng phải chấp nhân thêm một cuộc sống mớị. Cuộc sống nhà binh dù thực chất cũng chưa bằng được một nửa của cuộc sống của người quân nhân đích thực . Mới xa nhà để tập tễnh trong cuộc sống tự do tại Đà Lạt thì nay lại bị ép vào vòng kỷ luật làm nhiều sinh viên bất mãn nên có khuynh hướng chống đối lại kỷ luật trong quân trường và dó cũng là ly' do ngay trong tuần đầu tiên đại đội sinh viện đã được nếm mùi hình phạt quân trường. Với tay vác súng vai vác balô chạy mấy vòng quanh sân gần barrack. Tiến và các bạn vừa chạy vừa rủa thầm những thằng bạn phá phách làm cả đám bị vạ lây. Ngoài những bực mình mau qua thì cuộc sống quân trường cũng có những nét đặc thù của nó, nhưng rõ ràng là nó làm tình bạn được gắn bó thắm thiết hơn là ngoài cuộc sống dân sự qua những chia xẻ miếng ăn thức uống giữa những bạn sinh viên có điều kiện vật chất khác nhau hay những giúp đỡ thể chất giữa những sinh viên mạnh yếu v..v . Những tâm tình vụn vặt được chia xẻ qua những buổi gác đêm gần giao thông hào hay trong các đêm tuần hành thật xa ra bãi tập bắn ban đêm. Những tình cảm nho nhỏ này đã gắn bó những người sinh viên Đà Lạt lại với nhau nhiềụ hơn.
Trong 3 tuần lễ đầu, các sinh viên không được phép xuất trại nên ngày cuối tuần Tiến lang thang ra Khu Tiếp Tân xem cảnh thăm viếng các khoá sinh tân binh từ những thân nhân hoặc người yêu của họ. Có nếm mùi quân trường thì ngươì ta mớí thông cảm cuộc đơì của người lính trong thời loạn lạc và hiểu được tình cảm của họ khi một nhạc sĨ quân nhân nào đó đã gởi gấm tâm sự của mình hay của chung các chàng lính trẻ khi phải xa người yêu lên đường nhập ngũ qua những câu hát thật thấm thía : "Sao em không đến chiều nay thứ bảy. Sao em không lại cho áo ai bay. Sao em không lại sao em không lại. Quân trường riêng anh đứng đây. Đếm từng chiếc lá mưa bay. Sao em không đến sao em không đến. Để nắng chiều tắt trên cây soan già. Để bước mình anh bâng khuâng mong chờ. Những chiều mong em đến thăm. Vì anh biết anh còn có em "( Sao Em Không Đến - Anh Bằng )
Sau 3 tuần thử lửa thì sinh viên Đà Lạt cũng bắt đầu được ra phép cuối tuần tại Nha Trang. Ngày cuối tuần ở Nha Trang thôi thì đủ màu áo lính. Nào là sinh viên sĩ quan Không Quân, Hải Quân, các khoá sinh hạ sĩ quan trường Đồng Đế hay các sinh viên Babylac ( tên đồng bào đặt cho đám sinh viên Quân Sự Học Đường ). Vì chẳng có người quen biết tại Nha Trang nên Tiến cùng một số bạn chỉ lang thang trên các đường phố nhỏ bé của thành phố Nha Trang hay ra ngồi bên các quán ăn sát bờ biển ngắm trời mây sóng biển để chờ đến giờ trở vào trạị. Dù chẳng có gì đặc biệt trong những lần ra phép nhưng Tiến và các bạn vẫn thấy nao nức khi ngày cuối tuần gần kề vì biết chỉ có thể tìm thấy những thoải mái thực sự cho tâm hồn qua trời mây sóng biển và hiểu thêm được cái giá trị của cuộc sống bay nhảy tự do của đời sinh viên. Rồi thời gian huấn luyện cũng qua đi, Tiến và các bạn trở về VDH Đà Lạt trên đoàn xe GMC với mái tóc hớt cua thật ngắn và làn da đen xạm như là dâú tích của quân trường theo đúng như hai câu thơ đã dán ở cổng quân trường Lam Sơn .
Nhảy xuống xe là Tiến và đám bạn uà vào văn phòng Viện để xem kết quả kỳ thi Khoá I của năm Nhập Môn. Tiến thẫn thờ khi không thây' tên mình trên bảng , chung quanh Tiến tiếng bạn bè đỗ khoái cươì nói vui vẻ xen lẫn tiếng thở daì của các bạn kém may mắn như Tiến. Trên con đường dốc quanh co từ trên văn phòng Viện về Đại học xá nam, Tiến bước những bước nặng triũ trong bâù trời chiều xâm xẩm tối cộng với cơn gió hiu hiu lạnh lại càng làm tăng thêm nỗi buồn thi hỏng trong lòng.
Về tới phòng là Tiến nằm xoài người ra giường và thấy lòng thật trống rỗng hoang mang, văng vẳng tiếng hát về muà he`vọng ra từ chiếc radio nhỏ làm Tiến thấy sao mà thấm với cõi lòng mình: "Thi ơi là thi, sinh mi làm chi." Nằm im lặng trong bóng đêm đang phủ dần, Tiến lắng nghe tiếng trò chuyện bàn tán của các bạn vẫn còn sôi nổi về kết quả kỳ thi khoá 1 rồi Tiến lại bật dậy theo đám bạn lang thang ra ngoài phố Đà Lạt , cuôí cùng cả bọn kéo nhau vào Thuỷ Tạ uống một ly cà phê đắng cho quên đi nỗi buồn bực trong lòng .
Sáng hôm sau thức dậy trong khi trời còn đẫm sương , Tiến quyết định trở về Saigon trong chuyến xe đò sớm nhất. Về đến Saigon trong nỗi vui gặp lại gia đình đã làm Tiến nguôi ngoai nỗi buồn phần nào về kết quả kỳ thi khoá 1 . Mùa hè ở Saigon thật nóng bức nhưng cũng lại là muà thi cho các học sinh Trung Học và cho cả các sinh viên mới cũng như cũ. Các kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp, Tú Tài I, Tú Tài II và các kỳ thi tuyển vào các đại học Y Dược Nha và Kỹ Thuật Phú Thọ đều được tổ chức vào thời gian này khi mà những bông hoa phượng vĨ nở đỏ rực rỡ trong ánh nắng chói chan của mùa hè. Các khoá luyện thi cấp tốc hay các thư viện đều chật ních người theo học . Trong không khí nô nức của mùa thi, Tiến theo một người bạn đến thư viện Quốc Gia ở gần đường Lê Lợi để bắt đầu chương trình gạo bài cho kỳ thi Khóa II.
Người bạn thân đã cẩn thận nhắc nhở Tiến trước khi rủ Tiến đến thư viện học :"Mày nhớ là phải nhanh chân nhanh tay để giành chỗ ngồi không thì chỉ có nước ngồi đất thôi đấy. Thư viện này lớn và có máy lạnh nên học đã lắm chứ nướng mình ở nhà nóng như lò than mà học thì chịu sao nổị. Tao biết cái tật galant của mày , nhưng ở chỗ này thì mày làm ơn quên hộ cái chuyện ấy hộ taọ. Tiến cười trấn an đứa bạn thân : - Được rồi mày khỏi phải lo, đến thư viên này là tao hứa học với mày đàng hoàng chứ không có dính dáng chuyện vớ vẩn đâụ. Đến cửa thư viện Quốc Gia thì Tiến mới thấy lời thằng bạn nói thật chí lý. Nhìn đám đông chen chúc trước cánh cổng thật lớn chờ giờ thư viện mở cửa mà Tiến thấy ngần ngại không biết có giành nổi một chỗ cho mình không. Đám đông bắt đầu nhốn nháo khi thấy bóng dáng ông gác dan thư viện với chùm chià khóa lủng lẳng trên tay xuất hiện. Khi cánh cổng thư viện vừa được mở là đám đông ùa vào chạy giành chỗ ngồi, người nhanh chân thì giành một chỗ cho mình rồi tiện tay quăng một xấp sách vở lên ngay chỗ bên cạnh để giành cho người quen, kẻ chậm chân thì đứng hậm hực khi thấy không còn chỗ trống nào đành bỏ đi về hay ra ngoài sân tìm chỗ khuất ngồi học vậy.
Trong lúc chạy đua giành chỗ, Tiến lỡ chạm vào tay của một cô gái chạy gần làm rơi chồng sách vở cô gái đang ôm. Tiến chỉ kịp hét với lên thằng bạn đanh cố hết sức chạy phía trước : "Nhớ giành một chỗ cho tao với". Rồi Tiến đứng lại lúi húi lo thu nhặt lại đống sách vở rơi vương vãi trên sàn thư viện. Vừa thu dọn bãi chiến trường Tiến vừa suy nghĨ thật nhanh lời xin lỗi cô gáị. Dọn xong đống sách vở , Tiến quay lại giao cho cô gái thì thật bất ngờ làm Tiến đứng khựng ngay lại khi thấy một vóc dáng quen thuộc với mái tóc dài và cặp mắt ướt xuất hiện trước mắt. Cô gái cũng đứng ngẩn người nhìn Tiến, cả hai đứng im một lúc rồi cùng bật cườị. Tiến mở lời trước : - Tưởng không còn dịp gặp lại Hương nữa chứ, mà quả thực trái đất tròn quá hả Hương ? Đúng vậy người con gái đang đứng trước mặt Tiến chính là Hương , cô gái mà Tiến đã gặp trong chuyến bay Saigon Đà Lạt năm xưa. Nghe Tiến hỏi, Hương cũng cười nhẹ rồi đáp : "Hương cũng tưởng anh vẫn còn ở Đà Lạt chứ. Anh về từ bao giờ vậỷ Tiến đưa tay xoa mái tóc cắt ngắn : "Mới về được có một tuần sau khi đi quân trường ở Nha Trang. Chắc Hương thấy tôi buồn cười lắm hả". Hương cắn nhẹ môi rồi cười trả lời : "Đâu có, trông anh khoẻ manh lắm, chỉ có đen hơn lần gặp anh lúc trước thôi".
Tiến quay lại để tìm thằng bạn thân thì thấy anh chàng đã đứng sẵn ở một bàn học và đang quơ hay tay ra dấu cho Tiến biết chỗ ngồị. Tiến vội bảo Hương : "Nãy giờ nói chuyện mà quên dành chỗ cho Hương, thôi thì Hương lấy chỗ của tôi mà ngồi học vậy". Hương quay đầu nhìn quanh rồi trả lời : "Hương cũng có đứa bạn đi cùng, có lẽ nó cũng đã giành một chỗ cho Hương. Để Hương lại đó xem sao". Tiến đưa Hương đến bàn cô bạn của Hương ngồi thì thật may là cô bạn này đã mau mắn giành một chỗ cho Hương sẵn rồi. Hương chỉ Tiến và giới thiệu : "Đây là anh Tiến, còn đây là Mai, bạn Hương."
Tiến tươi cười bảo Mai : "Thật là may mà có Mai nhanh chân nhanh tay giành được chỗ tốt này. Thôi thì chút nữa vào lúc nghỉ giải lao thì tôi mời Hương và Mai ra ngoài uống nước để chuộc lỗi vậy nhé". Hường tủm tỉm cười nhìn bạn : "Thế nào, mày có chịu nhận lời xin lỗi này không". Cô bạn của Hương nhìn cả Tiến lẫn Hương rồi cũng cười đáp : "Tốt qua ấy chứ, chạy bở hơi tai mà có chút giải khát thì còn gì bằng".
Thế là đoạn đường khó khăn Tiến đã vượt qua để mở đầu cho những ngày tháng quen nhau với thật nhiều kỷ niệm nhẹ nhàng của tháng ngày nơi thư viện và nhờ đó những giây phút học thi đã mất đi phần nào cái không khí nặng nề đầy lo lắng. Kỳ thi năm đó Tiến qua được cửa ải Khoá II và Hương cũng đỗ Tú Tài 1. Tiến đã đến thăm Hương tại nhà nhân dịp nhà Hương tổ chức tiệc mừng Hương thi đỗ. Gia đình Hương có một cửa tiệm bán sách vở và dụng cụ văn phòng nên bố mẹ Hương cũng muốn cho cô con gái đầu lòng học CTKD như Tiến. Tình bạn của Tiến và Hương tăng tiến đều đặn cho đến ngày Hương được phép gia đình cho lên Đà Lạt học CTKD.
Những ngày tháng thơ mộng ở Đà Lạt với những kỷ niệm quấn quít quanh cái vòng tròn của Hồ Xuân Hương , chợ Hoà Bình hay chạy đuổi bắt nhau trên đồi Cù, những lúc cùng lang thang trên những con dốc nhỏ đầy hoa, Hồ Than Thở hay trên con đường Trần Hưng Đạo vắng vẻ v.v... tất cả đã đưa đẩy cả hai vào một cuộc tình thật nhẹ nhàng và tuyệt vời dù chỉ có một năm ngắn ngủi bên nhau tại Đà Lạt rồi Tiến phải về Sàigòn học nốt năm cuối CTKD và sau đó lên đường nhập ngũ. Sau khi tốt nghiệp khoá huấn luyện ở trường sĩ quan Thủ Đức thì Tiến phải chọn nhiệm sơ và trú đóng tại Quảng Trị sát vùng địa đầu giới tuyến. Tiến và Hường đã bàn tính đến chuyện làm lễ hỏi và sau đó là lễ cưới cho cả hai nhưng rồi cái ngày đau thương 30/04/1975 đã chia cách hai người đôi ngã.
Hương và gia đình qua Mỹ theo đợt sóng tỵ nạn của những giây phút đầu còn gia đình Tiến vẫn ở lại vì muốn chờ Tiến trở về trong khi miền Trung đã mất trước Saigon và Tiến cũng đã mất tin tức ngay từ ngày đầu biến động. Tiến chỉ trở về nhà sau 5 năm tù kể từ ngày bị bắt làm tù binh. Mẹ Tiến cho biết thỉnh thoảng Hương vẫn viết thư thăm hỏi gia đình Tiến và gởi tiền bạc giúp đỡ. Suốt ba năm trời kể từ ngày ra tù , Tiến đã làm đủ nghề để sinh sống và cũng để quên đi những ngày tháng vô vị và đầy bất trắc của tường laị Tiến đã bao lần toan tính chuyện vượt biên nhưng đều không thành công. Lần thử thách cuối cùng, trước khi đi Tiến đã viết cho Hương đừng chờ đợi Tiến nếu Tiến lại thất bại nữa vì vấn đề tài chánh của gia đình Tiến cũng đã kiệt quệ sau bao lần thử thời vận với hy vọng cho Tiến thoát được thì Tiến cũng như là chiếc phao hy vọng cho cả nhà có một tương lai sáng sủa hơn.
Dù biết trước những nguy hiểm bất trắc đang chờ đợi mình trên chuyến vượt biên cuối cùng này, nhưng Tiến vẫn quyết định đánh ván bài chót và giao số mạng mình cho may rủi của cuộc đời để lao mình ra khơi tìm lại cuộc đời tự do và cuộc tình đánh mất đã lâụ. Chuyến hải hành gian khổ với những cơn thịnh nộ của đại dương đã vuì dập con thuyền mỏng manh trong cái mênh mông của trời và nước nhiều lúc đã làm Tiến rơi vào tình trạng tuyệt vọng nhưng hình ảnh của Hương vẫn hiển hiện trong những giấc ngủ mơ chập chờn hay trong những cơn mê loạn của đói và khát. Giọng nói và tiếng cười đầy yêu thương của Hương vẫn văng vẳng bên tai theo Tiến vào trong cơn mê giữa những đợt sóng biển ồ ạt phủ trên con thuyền bé bỏng đang phấn đấu cho sự sống còn trong lòng biển rộng. Tiếng gào thét của biển cả trong cơn bão như át đi tiếng gọi thầm thì trong tim Tiến "Hương ơi, đừng quên anh nhé..."
Tâm Vũ
Nguồn:dalatdauyeu
DANH MỤC TIN
Sản phẩm nổi bật
Sản phẩm Giảm giá
Sản phẩm mới
Tin tức mới