Tiếng ngựa hí vang vọng một góc trời, nhanh như chớp, chú ngựa dũng mãnh tung vó lên trời, bắt đầu phi những bước thật dài, bụi tung mù mịt trong không trung.
Quanh những quả đồi trống Đà Lạt, dấu chân ngựa in sâu trên nền đất, như một dấu hiệu, một biểu tượng đánh dấu lãnh thổ của chúng.
Ảnh: Đinh Văn Biên
Người Đà Lạt đưa ngựa vào khai thác du lịch. Thường thì chúng được thuần hóa từ giống ngựa hoang dã để phục vụ du khách.
Ảnh: Nguyễn Khánh Hoàng
Ảnh: Đinh Văn Biên
Ngựa có dáng vẻ đẹp đẽ, oai vệ mà thanh nhã, hiền lành. Vì không có tên nên chúng thường được gọi tên theo sắc lông như lông màu trắng gọi là ngựa bạch; trắng chen một ít đen gọi là ngựạ kim; đen tuyền gọi là ngựa ô; đen pha đỏ tươi là ngựa vang; đen pha đỏ đậm là ngựa hồng; trắng đen pha chút đỏ là ngựa đạm; tím đỏ pha đen là ngựa tía…
Ảnh: Nguyễn Khánh Hoàng
Vào những lúc không phải làm việc như vào buổi sáng tinh mơ hoặc chạng vạng tối, nài ngựa thường thả chúng ra giữa thảo nguyên, trên các quả đồi vắng hay khu vực gần hồ.
Ảnh: Đinh Văn Biên
Ảnh: Đinh Văn Biên
Chỉ những lúc như vậy, ngựa mới phô ra được cái bản tính hoang dã, dũng mãnh và đầy oai vệ của mình.
Ảnh: Nguyễn Khánh Hoàng
Ảnh: Nguyễn Khánh Hoàng
Tiếng ngựa hí vang vọng một góc trời, nhanh như chớp, chú ngựa dũng mãnh tung vó lên trời, bắt đầu phi những bước thật dài, bụi tung bay mù mịt trong không trung.
Ảnh: Nguyễn Khánh Hoàng
Ảnh: Nguyễn Khánh Hoàng
Ảnh: Nguyễn Khánh Hoàng
Ảnh: Đinh Văn Biên
Ảnh: Nguyễn Khánh Hoàng
Dũng mãnh, sải từng bước tự tin như tổ tiên chúng trước đây từng vượt hàng vạn dặm đất đai mênh mông, núi non hiểm trở, từ nước này sang nước khác để trở thành niềm kiêu hãnh của đế chế La Mã hay Mông Cổ vĩ đại nhất trong lịch sử.
Nguồn didalat.vn
DANH MỤC TIN
Sản phẩm nổi bật
Sản phẩm Giảm giá
Sản phẩm mới
Tin tức mới